[TIPS & TRICKS] TOP-DOWN DESIGN TRONG SOLIDWORKS

Hãy bắt đầu từ việc định nghĩa Top-down Design là gì? Cả Top-down DesignBottom-up Design là những phương pháp cơ bản trong quá trình xử lí thông tin. Dựa trên loại dự án mà ta sẽ có những mô hình Design khác nhau. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học máy tính, công nghệ nano, khoa học thần kinh và cả trong việc quản lý. Cụ thể ứng dụng trong SOLIDWORKS, Top-down DesignBottom-up Design được áp dụng trong môi trường Assembly, xây dựng, lắp ráp và chỉnh sửa các file part với nhau tạo thành một tổng thể thống nhất.

Quy trình xử lý của 2 phương pháp Top-down Design và Bottom-up Design

Hình 1

BOTTOM-UP DESIGN

Bottom-up Design là một phương pháp truyền thống. Trước tiên, bạn tạo ra các Parts, sau đó đưa chúng vào môi trường Assembly và sử dụng Mates để định vị các Parts với nhau. Sau đó xem xét đánh giá mô hình đã đạt hay chưa. Để thay đổi các Parts, bạn phải chỉnh sửa chúng riêng lẻ. Những thay đổi sau đó được nhìn thấy trong Assembly.

Mô hình sử dụng phương pháp Bottom-up Design

Hình 2

TOP-DOWN DESIGN

Top-down Design còn được gọi là “in-context design” trong SOLIDWORKS Help. Trong Top-down Design, hình dạng, kích thước và vị trí của các Parts có thể được thiết kế hoặc chỉnh sửa ngay trong Assembly

Ưu điểm của Top-down Design là ít cần phải làm lại hơn khi thay đổi thiết kế xảy ra. Các Parts biết cách tự cập nhật dựa trên cách bạn tạo ra chúng. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật Top-down design trên các Features nhất định của một Component ( Part hoặc Sub-Assembly). 

Mô hình sử dụng phương pháp Top-down Design

Hình 3

Cụ thể, ta có ví dụ Top-down Design sau: 

Mục tiêu là cần xây dựng tấm bìa để bao phủ các bộ phận bên trong. 

Ví dụ về phương pháp Top-down Design

Hình 4

Bước 1: Ta chọn mũi tên Insert ComponentsNew Part

Thêm một Component mới

Hình 5

Bước 2: Tạo một Component tương tự như trong môi trường Part. Chọn mặt phẳng tạo Sketch, Convert biên dạng như mong muốn. 

Tạo một Component mới

Hình 6

Bước 3: Extruded to Surface của “Main body”

Tạo một Component mới

Hình 7

Và đây là kết quả. 

Kết quả

Hình 8

Ngoài ra, bạn có thể lưu file vừa tạo theo dạng đính kèm file Assembly hoặc 1 file riêng biệt. 

Lưu file vừa tạo theo dạng Assembly

Hình 9

Để biết rõ thêm về bài viết, hãy cùng SSPACE theo dõi video hướng dẫn chi tiết bên dưới nhé!

Nếu bạn có thắc mắc về bài viết, hãy để lại phần bình luận phía dưới bài viết nhé!!!

Related Articles

Responses

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *